ĐĂNG KÝ EXNESS - SÀN UY TÍN NHẤT HIỆN NAY

Sunday, December 8, 2019

Đạo trading -- Phần 2: “Một nghề đặc biệt.”– Vô Vi





“Tâm thức tôi trưởng thành từ nghề trading.”– Vô Vi 


“Không được yên trí rằng những kiến thức mình hiện có là những chân lý bất di bất dịch, như thế để tránh sự trở thành cố thủ và hẹp hòi. Phải học thái độ phá chấp và cởi mở để đón nhận quan điểm của kẻ khác. Chân lý chỉ có thể thực chứng trong sự sống mà không thể tìm kiếm trong kiến thức và khái niệm. Phải nguyện suốt đời là một người đi tìm học và phải thường trực quán sát sự sống nơi chính mình và nơi cuộc đời.” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh- 



Tôi viết phần này nhưng phần nhiều là không viết! Có những tư tưởng sâu sắc được biên soạn lại ở đây xuất phát từ sự giác ngộ của những bậc thầy tâm linh chứ không từ lý luận của các triết gia, vượt ngoài kiến thức và suy nghĩ thông thường, có thể soi sáng những góc khuất trong nhận thức của chúng ta. 


Con đường được đề cập trong quyển sách này là con đường khởi phát từ nghề trading trong cuộc mưu sinh để tìm về chính mình để thấy ra những gì có giá trị nhất. 


Đạo Trading quan niệm rằng công việc trading là một phương tiện hữu hiệu để giúp mỗi cá nhân trưởng thành về tâm thức chứ không đặt nặng mục đích làm giàu, tích lũy của cải. Tuy nhiên, cái gì đến thì cứ để đến tự nhiên! 


Ở đây có một nghịch lý là những điều quan trọng nhất của Đạo Trading được trình bày có thể gây khó hiểu nếu bạn chưa có đủ trải nghiệm thực tế. Bạn chỉ cần đọc những gì mà bạn thấy phù hợp và có thể tham khảo lại sau này. 



MỘT NGHỀ ĐẶC BIỆT 


Nói như nhà Phật thì tất cả các pháp thế gian đều là Phật pháp nếu chúng ta biết lấy đó làm bài học giác ngộ và nghề trading cũng không nằm ngoài nguyên lý đó. Không giống như nhiều nghề nghiệp khác, một người làm công việc trading thường sẽ phải hứng chịu rất nhiều khổ đau phiền não trước các biến động của thị trường bởi vì nội tâm của người ấy bị công kích dữ dội và liên tục. Tuy nhiên, nếu được nhận thức đúng đắn thì người ấy có thể đạt được sự trưởng thành vượt bậc về mặt tinh thần, người ấy sẽ dám đón nhận mọi ưu phiền của cuộc đời cho sự nghiệp giác ngộ, “phiền não tức bồ đề” mà! 


Điều này cũng không phải là mới mẻ trong một nghề nghiệp được mệnh danh là “hung hãn” này. Các tượng đài trong giới tài chính, J.Livermore, W.Buffet đã từng nhấn mạnh về sự tham lam, sợ hãi là chướng ngại tối quan trọng đối với những ai tham gia thị trường. Họ nhận diện chính xác các phiền não đeo đuổi trong suốt sự nghiệp của mình nhưng ... nguồn gốc chúng từ đâu đến và làm sao để hóa giải chúng một cách hiệu quả vẫn là câu hỏi lớn (?) trong lúc các kiến thức chuyên môn được chia sẻ tràn ngập trên internet, sách báo không giúp giải quyết được vấn đề này. 


Thêm vào đó, chướng ngại khó vượt khác là những thành kiến đến từ hầu hết trader. Giả sử một người cố gắng nghiên cứu cách giao dịch của J.Livermore để áp dụng cho mình, anh ta có khuynh hướng tuân theo những điều ưa thích và lọc bỏ những gì trái ý tùy theo nhận thức của mình. Ví dụ như khi nghe câu nói này: “Trading là một cuộc chiến về cảm xúc chứ không phải về trí thông minh”, một tâm sự chân tình được kết tinh từ quá trình chinh chiến của Livermore thì một người vốn tự cho mình là thông minh sẽ có khuynh hướng “lờ đi” và lời khuyên ấy khó có thể chạm đến anh ta. Tương tự, một người từng năng động, có tư duy nhanh nhạy và đã gặt hái được một số thành công nhất định trong sự nghiệp thì có thể sẽ thấy bất đồng quan điểm với phát biểu này: “Các khoản tiền lớn kiếm được trong trading là do ngồi yên và chờ đợi, không phải do suy nghĩ” và chỉ khi nào vật vã với nghề trading, anh ta mới tự nhủ: “Ồ, ông ta nói thật đấy!” Hay như một ví dụ khác là câu châm ngôn: “Giao dịch theo cái thấy chứ không phải cái nghĩ” (trade what you see not what you think) của Wall Street có thể sẽ không chạm tới người nghe được nếu như anh ta chưa bao giờ thừa nhận rằng nhiều khi vẫn nhìn nhưng mà không thấy. 


Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác thì nghề trading là một cơ hội tiềm năng cho nhiều người bởi điều kiện để tham gia và mức độ IQ đòi hỏi là khá dễ dàng. William Eckhardt - một trader huyền thoại với quan điểm cứng rắn ban đầu là nghề trading chỉ dành cho những ai có năng khiểu bẩm sinh (either you’re born with trading skills or you’re not) rốt cuộc đã phải thừa nhận: “Bất kỳ ai có mức độ thông minh trung bình đều có thể học nghề trading. Đấy không phải là khoa học về tên lửa. ” 


1. NGHỀ HUNG HÃN 

Trước hết, bạn đọc cần để ý rằng hầu hết các công ty môi giới đều phải đưa cảnh báo rủi ro của nghề trading đối với khách hàng như: trading liên quan đến rủi ro cao, không phù hợp cho tất cả nhà đầu tư, có thể mất vốn hoàn toàn...cho nên bất kỳ ai có ý định tham gia thị trường cần phải nhìn lại mình, tự hỏi mình có đủ điều kiện để tham gia và chấp nhận luật chơi khốc liệt này hay không? 

Trong một bài viết vào năm 2009 trên MoneyShow.com, Timothy Morge, một trader kỳ cựu chia sẻ: “...Thống kê của NFA (National Futures Association) cho biết rằng hơn 90% các tài khoản nhỏ lẻ (retail accounts) được mở ra với $10,000 đã phải đóng tài khoản trong vòng một năm bởi vì các traders đã mất đi phần lớn số tiền đó.” (1). Sự thật này ít được những người mới vào nghề tìm hiểu, hoặc không quan tâm nhiều đến nó, cho rằng tỉ lệ thất bại cao như vậy là dành cho người khác. 

Bạn đọc cần biết thêm rằng trong nghề này thì bên cạnh hào quang của W. Buffett, G. Soros, John Paulson, Bruce Kovner, Paul Tudor Jones, Richard Dennis,.. là thảm kịch của rất nhiều nhà đầu tư thất bại. Nếu không tỉnh táo trước cám dỗ của thị trường, người ta có thể phải gánh chịu nỗi đau mất mát lớn về tài sản, sức khoẻ, hạnh phúc, bế tắc trong cuộc sống, thậm chí có người phải tự sát. Không những thế, các tổ chức tài chính lâu đời cũng không tránh khỏi sự sụp đổ, cuộc chơi ở Wall Street là cá lớn nuốt cá bé, cụ thể trong cuộc suy thoái 2008 vừa qua, hàng loạt các ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã sụp đổ như Lehman Brother, Merill Lynch, Bear Sterns. Một điển hình là Lehman Brothers - một ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Mỹ đã tồn tại 158 năm với đội ngũ traders dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn cao, mà bao người mơ ước được làm việc với họ, cũng đã sụp đổ vì lòng tham vô độ của con người. Điều thú vị là chính thị trường cũng là nơi điều chỉnh lại lòng tham của con người và dạy cho họ những bài học có giá trị nhất. 

Các số liệu dưới đây minh họa phần nào mặt trái của thị trường và nỗi khổ của con người phải gánh chịu mà cực điểm là phải tự sát. 

Trong cuộc khủng khoảng 1929 ở Mỹ thì 12 triệu người mất việc làm, 12,000 người bị sa thải mỗi ngày, 20,000 công ty bị phá sản, 1616 ngân hàng bị phá sản, cứ 1 trong 20 nông dân bị đuổi khỏi nhà, 23,000 người tự tử trong một năm, mức cao chưa từng có. (2) 

Trong đợt suy thoái 2008 thì tỉ lệ tự sát tăng cao đột biến. Tờ Wall Street Journal đã khảo sát và thấy rằng số trường hợp tự sát trong năm 2008 cao hơn 2007. Trong số 19 tiểu bang lớn đã báo cáo 15,335 vụ tự sát trong năm 2008, tăng 2.3% so với năm trước (3). Hay như trong một so sánh khác, tỉ lệ các vụ tự sát trong đợt suy thoái tăng đến mức 22.1 vụ trong số 100,000 người so với tỉ lệ cao nhất là tăng 22.8% trong năm 1932 kể từ 1928 (4). 

Nếu bạn đã từng nghe nói về thị trường ngoại hối thì sẽ thấy rằng mức độ sát phạt ở đây còn khốc liệt hơn nữa. Thị trường này có thanh khoản cực cao nên người cho ta cho dùng đòn 


bẩy (vay vốn) lên hàng ngàn lần và tốc độ biến động hết sức nhanh. Một sự kiện xảy ra gần đây là đồng Swiss francs vụt tăng mạnh vào ngày 15/01/2015; đơn cử là cặp EURCHF rớt 29.3% trong ngày, các lệnh cắt lỗ không thể khớp lệnh, làm cháy nhiều tài khoản và một số nhà môi giới tên tuổi phải phá sản (5). 

Ngoài ra, thị trường đầu cơ còn đặc biệt là chứa đựng nhiều nghịch lý (liệt kê ở phần dưới) cho thấy những ai dùng lối suy nghĩ logic thông thường để tiếp cận nghề này sẽ gặp không ít khó khăn. 

(1) http://www.moneyshow.com/trading/article/32/DAYTRADERS-16618/Everything- 

You-Needed-to-Know-About-Trading-You-Learned-in-Kindergarten-Part-1/ (2) http://www.historylearningsite.co.uk/wall_street_crash.htm (3) http://s.wsj.net/public/resources/documents/st_suicidetable1109_20091120.html (4) http://blogs.wsj.com/economics/2011/04/18/suicide-rates-spike-during-recessions/ (5) http://www.businessinsider.com/foreign-exchange-brokers-are-getting-wiped-out- 

by-the-swiss-francs-surge-2015-1 

2. NGHỀ THUẬN LOGIC ? 

Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu một người hỏi: “Tôi đang nói dối, đúng hay sai?” Nếu bạn kết luận anh ta nói đúng, thì người đó đã nói đúng sự thật rằng anh ta nói dối, tức là anh ta đã nói dối. 


Còn nếu bạn nói anh ta nói dối, như vậy mệnh đề “tôi đang nói dối” của người đó là dối trá, tức là anh ta đã nói thật. Dù bạn trả lời như thế nào thì câu trả lời vẫn luôn mâu thuẫn với hệ quả logic của nó. Cái vòng luẩn quẩn này chỉ ra vấn đề của tính logic, còn gọi là nghịch lý Epimenides. Bạn thử tìm xem, có nhiều ví dụ khác đấy! 

Sở dĩ tôi nêu vấn đề này ra để thấy rằng không phải mọi vấn đề đều phải xem xét giải quyết hợp logic, như người Việt mình hay nói là “sao cho hợp tình, hợp lý” bao gồm cả lý lẽ của con tim nữa. Trading nó đi ngược với lối suy luận thông thường cho nên người ta thua là thế, logic quá trong cuộc sống sẽ dễ thất bại trong trading. 

Dưới đây, tôi xin liệt kê một số nghịch lý quan sát được trong quá trình theo đuổi công việc trading để bạn đọc không tuyệt đối hóa tính logic trong trading mà có niềm tin vào cảm nhận hay trực giác của mình khi đã giao dịch được đủ lâu: 

Những trader có khả năng lãnh đạo (leading) bị khó khăn hơn do khuynh hướng đối kháng với thị trường để bảo vệ quan điểm của họ. 

Nhiều lĩnh vực kinh doanh khác cần đến sự năng động (động) để thành công thì trading cần đến sự kiên nhẫn chờ đợi, làm việc trầm tĩnh (tĩnh). 

Luôn theo đuổi ước mơ và tính kiên quyết có thể tốt để thành công trong lãnh vực khác, còn nghề trading đòi hỏi sự linh hoạt, nhanh chóng chấp nhận sai lầm. 

Nhiều công việc đề cao tính hiệu quả khi làm việc đồng đội nhưng nghề trading đòi hỏi trader phải luôn suy nghĩ và ra quyết định độc lập. 

Trong khi đa số trader hướng ra bên ngoài để thu nạp các loại kiến thức phân tích thì phần trọng tâm nhất lại là quay vào trong để hiểu chính mình. 


Người ta thường tham lam khi chọn nghề mà nghề này lại khắc chế sự tham lam. Người ta thường thấy nhàm chán thì thị trường tạo điều kiện để lăng xăng. 

Khi mọi người nghĩ trading rất phức tạp thì thực tế nó khá đơn giản. 

Cần giữ kỷ luật chặt chẽ đối với một số nguyên tắc cơ bản trong khi phải ứng phó linh hoạt khi tình huống giao dịch thay đổi. 

Hoạch định chi tiết có thể tốt trong công việc khác nhưng có thể làm trader mất đi sự linh hoạt trước biến hóa của thị trường. 

Bạn không cần biết trước thị trường sẽ đi về đâu để thực hiện tốt một giao dịch. 

Thu gom kiến thức phân tích quá nhiều có thể gây phân vân, khó hòa nhịp với thị trường. 

Cùng một tình huống thị trường, một trader mới vào nghề có thể giao dịch thắng trong khi một trader lâu năm có thể thua hay không dám giao dịch. 

Có khi bạn đọc sai xu hướng thị trường nhưng lại thắng và ngược lại. 

Hai người vào lệnh gần như cùng lúc nhưng có người thắng kẻ thua. 

Nếu bạn thua trong 70% số giao dịch thì không có nghĩa là bạn sẽ thắng 70% nếu bạn giao dịch theo chiều ngược lại. 

Tin tốt ra nhưng giá cổ phiếu giảm và ngược lại. 

Khi giao dịch để kiếm tiền nhưng không cần phải nghĩ đến tiền. 

Trader thành công thường thấy tẻ nhạt trong một nghề được cho là tốc độ cao và đầy áp lực 

Người mới chơi mà thua thì tốt hơn là mới chơi mà thắng (bởi vì sẽ kiêu ngạo và thua lớn sau này)... 

Ngoài ra, có một điều thú vị là nghề trading rất oái ăm., nó lột trần được bản tánh con người ta. Một người chọn nghề trading bởi yếu tố hấp dẫn nào thì thường sẽ phải đối mặt với các khó khăn tương ứng của nó, như vài ví dụ sau: 

- Kiếm nhiều tiền: đây là biểu hiện sự tham lam. Khi đó, bạn dễ mắc lỗi giữ lệnh 

thắng quá lâu, đến mức nó chuyển thành lệnh thua. 

- Giàu nhanh chóng: đây là biểu hiện thiếu kiên nhẫn. Bạn sẽ thường mắc lỗi ép lệnh 

vào quá sớm hoặc khi chỉ có tín hiệu yếu. 


- Tiện đi lại, chỉ cần làm việc 2-3 giờ mỗi ngày: đây là biểu hiện sự lười biếng. Bạn sẽ không có thái độ làm việc nghiêm túc để nâng cao hiểu biết về thị trường, không tìm được niềm vui khi làm việc. 

- Sống ở bất kỳ nơi nào: đây là biểu hiện sự thiếu kiên định. Bạn dễ chạy theo cảm 

xúc, phạm các lỗi giao dịch mang tính gỡ gạc hay đuổi giá. 

- Không bị ảnh hưởng bởi các thay đổi môi trường (về kinh tế, chính trị, thiên tai,..): đây là biểu hiện của sự sợ hãi. Bạn có khuynh hướng do dự khi vào lệnh, thoát lệnh quá sớm, không giữ được lệnh khi sóng hồi lại. 

- Không cần đầu tư tài sản cố định: điều này cho thấy bạn không gắn bó lâu dài. Bạn 

dễ thay đổi hệ thống hay phương pháp giao dịch mỗi khi gặp thua lỗ. 

Thực ra sự oái ăm kể trên là một minh họa cho thấy điều gì cũng có hai mặt của nó như là một qui luật chung của cuộc sống. Một khi trader hiểu rằng các lý do hấp dẫn để anh ta chọn nghề trading cũng ẩn chứa các chướng ngại tương ứng ngăn cản thành công thì anh ta thấy ra bản tánh của mình để chú trọng đối trị nó theo hướng ngược lại. 

3. NGHỀ CỦA TƯ DUY ? 

Ở phần trên, tôi đã nêu ra khá nhiều nghịch lý trong nghề trading để thấy rằng tính logic có thể là chướng ngại lớn cho những ai luôn áp dụng lối suy luận thông thường vào công việc này. Một định kiến khác cho rằng nghề trading là dành cho giới trí thức, tầng lớp có thói quen ưa tư duy, lý giải mọi vấn đề. Khả năng tư duy có quyết định sư thành công trong nghề này không? Tôi xin dài dòng một chút qua phát biểu nổi tiếng của triết gia René Descartes “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (I think, therefore, I am) . 

Trước hết, chúng ta hãy đọc bài viết của tác giả Phạm Việt Hưng, mô tả ảnh hưởng sâu rộng của tư duy Descartes lên mọi mặt của đời sống như sau: 

“Tư duy đề-các là tư duy biểu đồ, tư duy giải tích, tư duy logic, tư duy lý tính, tư duy chứng minh, tư duy mổ xẻ: mổ xẻ tới từng thành phần chi tiết để thấy rõ mối liên hệ nhân- quả giữa các thành phần, giống như khoa giải phẫu mổ xẻ thân thể con người để thấy rõ từng cơ quan nội tạng, hay như khoa vật lý đập vỡ vật chất ra thành từng phần tử ngày càng nhỏ bé – phân tử, nguyên tử, electron, proton, neutron, quarks, nhằm khám phá ra bản chất của vật chất, hoặc như khoa sinh vật soi kính hiển vi vào từng tế bào, từng chuỗi ADN nhằm khám phá ra bản chất sự sống. 


Kiểu tư duy ấy đặc trưng cho triết học nhị nguyên của Tây phương và đồng thời là hệ tư duy đang thống trị trong xã hội hiện đại – tư duy máy móc, tư duy cơ giới, tư duy logic hình thức, tư duy computer. 

Thật vậy, mặc dù Descartes đã ra đi từ hơn 350 năm nay, nhưng phương pháp nghiên cứu của ông vẫn đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta: đâu đâu cũng thấy hệ trục toạ độ đề-các (cartesian coordinates) – biểu đồ kinh tế, biểu đồ tài chính, biểu đồ chứng khoán, biểu đồ y tế, biểu đồ khí hậu, biểu đồ dân số, biểu đồ sức khoẻ, điện não đồ, điện tâm đồ, bản đồ định vị, ... Dường như bất cứ một báo cáo, một khảo sát, một công trình nghiên cứu nào cũng phải có biểu đồ phân tích tình hình, nếu không, báo cáo hoặc công trình ấy sẽ bị coi là kém chất lượng, kém khoa học. Đó là hiện tượng “đề-các-hoá” (cartesianisation) trong nền văn minh kỹ trị ngày nay. Hiện tượng này biểu lộ ở hai cấp độ: 

1. Máy móc hoá, cơ giới hoá tư duy tính toán. 

2. Máy móc hoá, cơ giới hoá toàn bộ tư duy của con người. 

Cấp độ 1 đánh dấu bước nhẩy vọt của nền văn minh vật chất, đặc biệt kể từ khi có computer. Biểu lộ dễ thấy nhất là computer có mặt ở khắp nơi, phục vụ mọi công việc tính toán, từ việc đơn giản nhất như dịch vụ bán hàng cho tới những công việc vô cùng phức tạp như tính toán quỹ đạo bay của con tầu vũ trụ, tính toán xác suất va chạm của các hạt cơ bản để tìm ra một loại hạt mới, v.v. Trong vô vàn ứng dụng đó, rất nhiều ứng dụng liên hệ chặt chẽ với hệ toạ độ đề-các. Chẳng hạn, tên lửa tìm diệt những mục tiêu trên mặt đất hoặc trên mặt biển chính là những vũ-khí-computer được hướng dẫn tìm mục tiêu theo bản đồ định vị. Hoặc trong trường hợp vừa qua đặc nhiệm SEAL của Mỹ bất ngờ tiêu diệt Bin Laden, chắc chắn họ đã có trong tay bản đồ định vị chính xác nơi ở của tên trùm khủng bố này. Tóm lại, chúng ta sẽ không thể hình dung nổi một nền văn minh vật chất hiện đại nếu không có tư duy đề-các. Đó là lý do để câu châm ngôn của Descartes, “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, trở thành một trong những câu châm ngôn nổi tiếng nhất trong toàn bộ nền văn minh nhân loại, được bàn luận nhiều nhất dưới nhiều góc độ, từ khoa học cho tới triết học.” 

(https://viethungpham.com ) 

Thật vậy, chúng ta không thể thuyết phục ai đó là tư duy không quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Ở đây, tôi chỉ muốn chỉ ra là dường như người ta cảm nhận quá ít trong một công việc đòi hỏi nhiều về quan sát và cảm nhận. Bạn hãy đọc tiếp những ý kiến này: 

“Triết gia Descartes tin rằng ông đã tìm ra chân lý căn bản nhất khi ông đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng: “Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu”. Thực ra, ông đã diễn tả một sai lầm căn bản nhất của con người, đó là: đánh đồng khả năng suy nghĩ với bản thể hiện tiền, và đồng nhất bản thân mình với sự suy nghĩ...” - Eckart Tolle 

“Khi ông Descartes nói: “Tôi suy nghĩ, tức là có tôi đây” (I think, therefore I am). Quan điểm của ông ta là nếu tôi suy nghĩ thì phải có một cái “tôi” để cho suy nghĩ được hình thành. Khi tuyên bố “tôi suy nghĩ”, ông ta tin rằng ông ta có thể chứng minh được có một cái “tôi” tồn tại. Chúng ta có một tập khí rất mạnh là tin vào một cái ngã. Tuy nhiên khi quán chiếu sâu sắc chúng ta có thể thấy được chỉ có suy nghĩ mà không cần người suy nghĩ. Không có người đứng đằng sau suy nghĩ đó – chỉ có suy nghĩ thôi. Chừng đó là đủ rồi. Bây giờ nếu có ông Descartes ở đây, chúng ta có thể hỏi ông: “Này ông Descartes, ông nói là: ‘Anh suy nghĩ, tức là có anh đây. Nhưng anh là gì?” – Anh là suy nghĩ của anh. Suy nghĩ là đủ rồi. Có một suy nghĩ biểu hiện mà không cần có một cái ngã đứng đằng sau suy nghĩ ấy...”- Thích Nhất Hạnh. 

Hai vị thầy đã chỉ ra sai lầm trong phát biểu của Descartes ở trên là hai bậc thầy tâm linh hàng đầu của nhân loại hiện nay. Một cách chi tiết hơn, thiền sư Viên Minh – một vị thầy giác ngộ, đã chỉ rõ vai trò và hạn chế của ý thức (tư duy) như thế này: “Phần lớn chúng ta hành động, nói năng, suy nghĩ một cách vô thức. Và lắm khi tưởng chừng như chúng ta hành động có ý thức, chủ động và quyết đoán, nhưng thật ra chúng ta hành động như một con rối đang bị sai khiến bởi những xung động vô thức. Có thể chúng ta vẫn có ý thức nhưng chỉ là một loại ý thức mơ hồ, nặng tính si mê, phát xuất từ vô minh, thiếu tỉnh giác mà hậu quả là chúng ta đã gây ra nhiều khổ đau phiền muộn cho mình và người. Loại ý thức này thực ra chỉ là mặt nổi rất nhỏ so với mặt chìm rộng lớn của vô thức, cũng giống như phần trên mặt nước của một tảng băng so với phần chìm bên dưới. Hoặc hơn thế nữa ý thức chỉ là một điểm tiếp xúc của tâm trên một đối tượng, giống như điểm chạm của bánh xe khi lăn trên đường. Huống chi ý thức thường là chủ quan, bị giới hạn bởi ý niệm, tư tưởng, kiến thức, quan niệm, thành kiến v.v... che lấp nên khó mà thấy biết trung thực. Chỉ khi nào ý thức được hoàn toàn thanh tịnh, trong sáng thì mới phát huy được tánh biết vô hạn của tâm.” 

Bạn có thể thấy là khi chúng ta đang ngủ không tư duy nhưng vẫn cứ hiện hữu đó thôi, hoặc đôi khi chúng ta chỉ đơn thuần nhìn một đối tượng như nó là mà không suy nghĩ (như một trẻ sơ sinh chẳng hạn) thì ta vẫn có đó chứ có biến mất đâu. Phát biểu Descartes chỉ nhấn mạnh vào phần ý thức, bỏ qua sự tồn tại và hoạt động của vô thức mà trong thực tế, các xung động xuất phát từ vô thức mới là gốc rễ của mọi rắc rối trong cuộc sống. Chỉ tin vào tư duy quả là một thiếu sót lớn! 

Nhìn bao quát một chút thì thấy rằng chúng ta học hỏi nghề trading từ phương Tây nên hầu hết kiến thức và phương pháp giao dịch do họ sáng tạo và đúc kết nên chúng mang nặng tư tưởng Descartes. Trong khi đó, trading là một nghề hết sức đặc biệt, nó công kích vào phần chìm sâu trong vô thức của con người, mạnh mẽ và liên tục. Mỗi người luôn phải đối diện với bản thân mình từng giây từng phút, đối diện với sự tham lam, sợ hãi, nghi ngờ, tức tối, kiêu căng, ngã mạn... trong một cái vòng luẩn quẩn, nhận biết được mà không giải quyết được. Bằng chứng là một người có thể dễ dàng nhận ra các lỗi lầm giao dịch của mình đã được mô tả đầy đủ trong sách vở cùng các giải pháp, cách kiểm soát, những điều cần làm và không nên làm, v.v... theo kiểu duy lý phương Tây, nhưng đồng thời anh ta cũng đang hành động một cách phi lý khi giao dịch trái ngược với những suy nghĩ hiểu biết; anh ta ý thức được mình đang phá bỏ mọi nguyên tắc đặt ra nhưng không sao dừng lại được. Điều gì chi phối anh ta vậy? Tư duy có giúp ngăn chặn được không? 

Tôi muốn lập lại là tư duy không thì chưa đủ trong công việc trading, thậm chí đôi lúc nó còn gây trở ngại cho sự quan sát và cảm nhận thị trường. 

4. NGHỀ TỰ DO NHẤT? 

Một chuyên gia tâm lý hàng đầu trong lãnh vực trading, Mark Douglas khuyến cáo: “Sự hấp dẫn thực sự của trading là sự tự do không giới hạn cho mỗi cá nhân để biểu lộ xúc cảm, một sự tự do đã bị phủ nhận trong phần lớn cuộc đời của hầu hết mọi người. Trong môi trường trading, chúng ta tự tạo ra hầu hết các qui tắc, chỉ có rất ít ranh giới, hạn chế đối với cách thức chúng ta tự thể hiện mình. Mỗi người sẽ chịu các thách thức tâm lý rất riêng biệt bởi vô số khả năng được tạo ra và sự tự do không giới hạn trong việc tận dụng các khả năng đó, mà rất ít người được trang bị kỹ năng hoặc nhận thức về chúng và người ta không thể khắc phục một vấn đề khi chính họ còn không nhận biết được nó.” 

Như vậy, Mark Douglas đã chỉ ra được sự hấp dẫn thực sự của nghề trading là “sự tự do không giới hạn” mà đây cũng chính là mối nguy hiểm lớn nhất của nó. Có nhiều thị trường tài chính giao dịch 24 giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần với rào cản kỹ thuật hầu như không có và mỗi cá nhân, bất kể sống từ đâu, trình độ thế nào đều có thể tham gia thị trường. Nếu như đời sống trong một xã hội có các luật lệ điều chỉnh, việc đi lại trong đô thị thì đường xá đã được qui định, thì nghề trading khác hoàn toàn. Nó giống như đi đường rừng, bạn thích chọn hướng nào thì cứ đi, thích làm gì thì làm với sự hỗ trợ của vô số các phương pháp giao dịch. 

Thực tế thì sự tự do này có được như lý thuyết không? Dưới đây là chia sẻ của một trader thực thụ, từng trải nhiều trong nghề: 

“Nhiều đêm khi vợ và con ngủ tôi vẫn chong mắt nhìn vào cái mấy cái screen trước mặt. 4, 5 tiếng đồng hồ trong đêm trôi qua nhanh như nữa tiếng. Đến khi hé mành nhìn ra ngoài mới thấy ánh sáng ban mai lấp lé lên. Và cũng không có buồn ngủ nữa. Người tỉnh như sáo, nhưng thần kinh căng thẳng như một sợi dây cung. Cho đến khi close position rồi thì chừng nữa tiếng sau cảm thấy mệt và buồn ngủ. Xong rồi lăn ra ngũ như chết. Bà xã tôi đã nhiều lần hỏi: Nếu còn trẻ lại anh chọn nghề này nữa không? Thật tình tôi không biết trả lời như thế nào. Tôi chỉ biết có nghề này. Bỏ nó ra, tôi như con cá ra khỏi nước. Thậm chí, ngồi chung nói chuyện với người quen. Nếu không nói về financial markets tôi cũng không biết nói cái gì. 

(...) Nói thiệt nhé. Nhiều khi nằm mà mong Trời đừng sáng. Nhìn ánh sáng lé loi lên là rầu lắm. Không gì hạnh phúc bằng chiều thứ 6 khi tiếng kẻng của NYSE vang lên chấm dứt một tuần đầy giao động. Hạnh phúc là thế đấy. Người thấy nhẹ nhõm. Bước ra thang máy để đi xuống lòng tự nhủ. Còn hai ngày bình yên cuối tuần. Mừng quá. Nhưng bắt đầu chiều chú nhật là thấy buồn. Ngồi ăn cơm bên gia đình mà mặt cứ lầm lì lo lắng cho ngày mai. 5 chiều giờ Cali là Tokyo mở cửa. Lúc ấy chưa có Internet như bây giờ, phải chạy lên hãng để coi Bloomberg....Phu nhân tưởng mình là điên nặng độ.....Hm...nổi buồn của một trader còn nhiều lắm. Who still wants to be a trader?” - VietCurrency. 

Bạn thấy đấy, chúng ta thường nhấn mạnh sự tự do vô cùng của nghề trading, nhưng thực ra đó chỉ là biểu hiện bề ngoài mà thôi. Ngay từ đầu, sự hoàn toàn tự do lựa chọn đã là một trói buộc, càng nhiều lựa chọn sẽ càng nhiều khó khăn, phân vân đau khổ. Quan trọng nhất là sự dính mắc nội tâm vào thắng thua, thành bại, được mất,...còn hơn rất nhiều công việc khác, biểu hiện ở tình trạng mất ăn mất ngủ vì trading, tâm trí luôn bị ám ảnh, làm việc không thể dời mắt khỏi màn hình... 

Nói như vậy không có nghĩa là những trói buộc trên do nghề trading mang lại. Nó chỉ là yếu tố tác động bên ngoài thôi; chủ yếu vẫn là mỗi người chúng ta tự tạo ra để trói buộc mình mà không hay biết. Tự do hay không là do thái độ nội tâm của chính bạn đối với công việc chứ không phải bản thân công việc, như câu nói nổi tiếng của Thiền sư Viên Minh: 

“Tự do là ung dung trong ràng buộc 

Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau” 

5. NGHỀ NẶNG TÍNH CỜ BẠC? 

Ít có nghề nào phải hứng chịu nhiều thành kiến xã hội như nghề trading, trong đó không ít người đánh đồng nó là một hình thức cờ bạc. Điều này cũng có lý khi phần lớn những người mới bước chân vào thị trường bị sức cám dỗ của nó đã hành động thiếu sáng suốt, nếu không muốn nói là mù quáng. Trading và cờ bạc vẫn có ranh giới của nó (dù mong manh) nếu người ta đủ tỉnh táo để nhận ra. Tôi thấy chia sẻ sau đây phản ánh rất sinh động quan điểm này: 

“Newbie (người mới chơi) lúc nào cũng nghĩ đến tiền lời mà ít bao giờ nghỉ đến tiền THUA. Người đi trước sẽ ăn nhiều hơn anh vì họ LIỀU hơn anh. Liều là một trò chơi của cờ bạc. Trading thì khác! Trading là mua bán khi có một cái gì đáng tin. Anh đi đánh bài, anh LUÔN PHẢI đặt tiền trước rồi thì người ta mới chia bài, đúng không? Không có sòng bài nào cho anh coi bài rồi mới kêu anh đi tiền. Đó là 50%. Trong trading, tuy anh không đoán được tương lai và nó cũng giống cờ bạc ở điểm này, nhưng market cho anh thấy bài rồi anh mới đặt tiền. "Thấy bài rồi" là nghĩa gì? Là có nghĩa anh đã thấy signal RỒI anh mới đi tiền. Khi thấy signal rồi thì cuộc chơi không còn 50% nữa. Trading và cờ bạc khác nhau chỉ bao nhiêu đó thôi, và cái kiên nhẫn ngồi chờ signal xuất hiện là một nghệ thuật rất khó làm được. Nó và cutting loss là hai điều kiện tiên quyết của thành công trong trading.” 

Về mặt xác suất thì một trader từng trải lâu năm sẽ có khả năng phán đoán xu hướng vận động của thị trường tốt hơn và nhận định của anh ta trở lên chính xác hơn. Lưu ý phân biệt là thị trường chỉ vận động như nó là (luôn luôn đúng), không có xác suất cao thấp gì cả mà xác suất là do khả năng mỗi người chúng ta nhận định thị trường khác nhau. 

Về mặt tâm lý thì một người giao dịch trong tỉnh thức, tuân thủ tốt những nguyên tắc quản lý rủi ro, hành động một cách chuyên nghiệp, không để cảm xúc chi phối thì công việc trading cũng diễn ra hết sức bình thường, thậm chí là tẻ nhạt. Trading có trở thành cờ bạc hay không chỉ là do thái độ nhận thức của mỗi người mà thôi. 


No comments:

Post a Comment